Vật Lý là môn thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2018. Mỗi đề thi Vật Lý gồm có 50 câu trong đó chiếm một nửa là phần Lý thuyết. Vì vậy tập trung ôn thi cho phần lý thuyết là việc cần phải làm trước khi bước vào kì thi quan trọng này. Dưới đây, DeThiMoi.ORG xin chia sẻ cho các bạn tài liệu tóm tắt trọng tâm lý thuyết Vật Lý ôn thi THPT Quốc Gia của thầy Trần Đức.
Tài liệu gồm có 40 trang, cung cấp đầy đủ kiến thức vật lý trọng tâm các chương trong sách Vật Lý lớp 12 như Dao động cơ,Sóng cơ,Dòng điện xoay chiều,… Trong mỗi chương đều trình bày ngắn gọn xúc tích các kiến thức mà học sinh cần ghi nhớ.
Demo nội dung trong cuốn tài liệu kiến thức lý thuyết vật lý trọng tâm
DAO ĐỘNG TẮT DẦN, DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC, HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG.
I. Dao động tự do
Dao động của hệ chỉ xảy ra dưới tác dụng của nội lực, sau khi hệ đã được cung cấp một năng lượng ban đầu, gọi là dao động tự do hoặc dao động riêng. Khi đó tần số, chu kỳ dao động của hệ gọi là tần số riêng, chu kỳ riêng của hệ dao động đó.
Chu kỳ, tần số của hệ dao động tự do chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
II. DAO ĐỘNG TẮT DẦN.
1. Thế nào là dao động tắt dần: Biên độ dao động (năng lượng) giảm dần theo thời gian.
2. Giải thích: Do lực cản của môi trường hoặc do ma sát. Môi trường càng nhớt thì dao động tắt dần càng nhanh.
3. Ứng dụng: Thiết bị đóng cửa tự động hay giảm xóc.
* Chú ý:
+ Chu kỳ, tần số không đổi.
+ Động năng cực đại, thế năng cực đại giảm dần theo thời gian
+ Có sự chuyển hóa cơ năng sang nhiệt năng.
III. DAO ĐỘNG DUY TRÌ
Giữ biên độ dao động của con lắc không đổi mà không làm thay đổi chu kỳ dao động riêng bằng cách cung cấp cho hệ một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng tiêu hao do ma sát sau mỗi chu kỳ.
IV. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC.
1. Thế nào là dao động cưỡng bức
Để hệ không tắt dần, tác dụng vào hệ một ngoại lực biến thiên tuần hoàn (lực cưỡng bức tuần hoàn), khi đó dao động của hệ gọi là dao động cưỡng bức.
2. Đặc điểm
– Tần số dao động của hệ bằng tần số của ngoại lực.
– Biên độ của dao động cưỡng bức không đổi, phụ thuộc biên độ lực cưỡng bức và độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động.
– Dao động cưỡng bức là điều hòa (có dạng sin).
* Chú ý: Lực cưỡng bức độc lập với hệ dao động.
V. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG
1. Định nghĩa: Hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
2. Điều kiện: f = f0 ;T = T0 ;
3. Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng: Hiện tượng cộng hưởng không chỉ có hại mà còn có lợi
* Chú ý: Nếu ma sát càng nhỏ thì giá trị cực đại của biên độ càng lớn, ta nói hiện tượng cộng hưởng càng rõ nét.
Tải file pdf tài liệu tóm tắt trọng tâm lý thuyết Vật Lý ôn thi THPT Quốc Gia
Dưới đây là link để quý thầy cô và các bạn học sinh tải tài liệu này về máy miễn phí.
Chúc các bạn học tập tốt!
Leave a Reply
Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký để bình luận.