Việc cài Win 10 bằng USB là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Nếu như ngày xưa chúng ta sử dụng đĩa để cài thì ngày nay đơn giản hơn nhiều, chỉ cần một chiếc USB tích hợp bộ cài Windows được tạo từ file ISO là có thể thực hiện. Nếu bạn đã có sẵn một chiếc USB, 1 file ISO Windows 10 mới nhất vậy thì hãy cùng Tuong.Me thực hiện cài đặt Win 10 bằng USB thông qua bài viết hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Chuẩn bị cài Windows 10 bằng USB
Không giống như ngày xưa phải chạy đi mua đĩa cài, ngày nay cài Win 10 bạn chỉ cần một chiếc USB và một chiếc máy tính. Mọi công việc còn lại như tạo bộ cài thì bạn chỉ cần sử dụng máy tính lên mạng tải về và cài đặt là xong. Nào chúng ta cùng đến các bước chuẩn bị chi tiết.
- 1 file ISO Windows 10. Bạn nên sử dụng file ISO Win 10 mới nhất và nên tải bộ cài chính thức từ trang chủ của Microsoft để nó hoạt động được ổn định. Tuong.Me đã có bài viết chia sẻ 5 cách tải Win 10 ISO chính thức từ Microsoft mà các bạn có thể xem qua.
- 1 chiếc USB chứa bộ cài Win 10 từ file ISO đã tải về ở trên. Bạn có thể sử dụng USB Boot cứu hộ máy tính như DLC BOOT, Anhdv,… hoặc có thể sử dụng Rufus để tạo USB cài Win 10. Đối với những người không có kiến thức chuyên sâu về máy tính thì mình khuyên các bạn nên sử dụng Rufus vì nó thực hiện đơn giản hơn.
- Một phân vùng trống trên ổ cứng. Chúng ta sẽ cài đặt Win 10 trên ổ cứng này nên bạn sẽ cần chuẩn bị một phân vùng trốn tối thiểu là 20GB. Nếu bạn đang sử dụng Windows mà muốn cài lại Win 10 thì sẽ không cần phải thực hiện bước này vì sẽ thực hiện cài Windows 10 từ USB lên phân vùng của hệ điều hành hiện tại.
Ngoài ra chúng ta hãy cùng điểm qua một chút về cấu hình tối thiểu cài Windows 10. Hầu hết các máy tính hiện nay đều đáp ứng được yêu cầu cấu hình này nhưng nếu máy tính nào mà yếu quá thì nên cân nhắc sử dụng các bản nhẹ hơn như Win 7 hay WinXP.
- Ram 1 GB đối với bản 32 bit và 2 GB đối với bản 64 bit.
- Dung lượng ổ cứng 16 GB đối với 32 bit và 20 Gb đối với 64 bit.
- CPU: 1 GHz hoặc lớn hơn
- Card đồ họa: Microsoft DirectX 9 với trình điều khiển WDDM
Khi đã chuẩn bị xong mọi thứ thì chúng ta hãy cùng bắt tay vào việc cài Windows 10 bằng USB thôi nào!
Hướng dẫn cài Win 10 bằng USB từ A đến Z
Cài đặt Windows 10
Bước 1: Cắm USB Boot vừa chuẩn bị ở trên vào máy tính cần cài Win 10 và tiến hành khởi động.
Bước 2: Để cài Win 10 bằng USB thì bạn cần thiết lập để máy tính khởi động từ USB. Có 2 cách đó là bạn truy cập vào BIOS rồi vào phần Boot đưa mục USB lên đầu tiên để thiết lập khởi động ưu tiên với USB. Hoặc có thể vào Boot Option nhấn chọn vào mục USB để chọn khởi động bằng USB.
Tùy vào các dòng máy tính có các phím tắt để truy cập vào BIOS hay Boot Option. Nếu bạn chưa biết tổ hợp phím để truy cập trên máy tính của mình thì hãy xem bài viết chia sẻ phím tắt vào BIOS và Boot Option một số dòng máy phổ biến như Asus, Lenovo, HP, Vaio, Acer mới nhất.
Thiết lập ưu tiên khởi động bằng USB trong BIOS |
Bước 3: Sau khi chọn khởi động cùng USB thì giao diện của chương trình cài Win 10 sẽ được như hình. Nhấn vào từng mục Language to install, Time and currency format, Keyboard or input method để thiết lập ngôn ngữ, múi giờ và phương thức nhập bàn phím. Bạn nên để ngôn ngữ là English, thời gian là Vietnamese và phương thức nhập bàn phím là US.
Hiện nay mặc dù Windows 10 đã tích hợp bộ gõ tiếng Việt bằng telex nhưng nó vẫn có rất nhiều lỗi. Vì vậy tốt nhất bạn nên để là US và sau khi cài Win 10 bằng USB thì bạn nên cài các phần mềm bộ gõ từ bên thứ 3 như Unikey,…
Sau đó nhấn Next để sang bước tiếp theo.
Bước 4: Nhấn nút Install now
Bước 5: Xuất hiện cửa sổ yêu cầu nhập Key Windows 10. Nếu bạn đã có key bản quyền Win 10 rồi thì nhập vào, còn không thì nhấn vào I don’t have a product key.
Bước 6: Một menu hiển thị các phiên bản Win 10 mà bạn có thể cài. Nhấn chọn vào phiên bản Windows 10 mà bạn muốn cài đặt và nhấn Next để sang bước tiếp theo.
Bước 7: Tất cả các phần mềm hay hệ điều hành hiện nay thì đều có điều khoản sử dụng. Và hầu như chúng ta sẽ không đọc nó. Và khi bạn cài Win 10 bằng file ISO mới nhất cũng không ngoại lệ. Microsoft sẽ hiển thị cho bạn một danh sách điều khoản dài dằng dặc khi sử dụng Windows 10.
Bạn có thể đọc hoặc tích luôn vào ô I accept the license terms để chấp nhận điều khoản sử dụng và nhấn Next.
Bước 8: Xuất hiện 2 lựa chọn là Upgrade (nâng cấp) và Custom (cài mới).
- Upgrade: nâng cấp hay còn gọi là cài Win 10 từ Win 7, Win 8, WinXP hay từ chính Win 10. Mọi dữ liệu, thiết lập và ứng dụng trên hệ điều hành cũ sẽ vẫn còn lưu trên phân vùng này.
- Custom: cài Windows 10 mới hoàn toàn. (Ưu tiên lựa chọn để có một trải nghiệm tốt nhất)
Ở đây mình cài Win 10 mới hoàn toàn nên sẽ chọn Custom.
Bước 9: Lựa chọn phân vùng cài Win 10 bằng USB. Như đã nói ở phần chuẩn bị đó là bạn sẽ cần một phân vùng từ 20GB trở lên để cài đặt. Nếu máy tính của bạn đang chạy hệ điều hành Windows và muốn cài Win 10 thì nhấn chọn vào phân vùng ổ C của hệ điều hành hiện tải của bạn.
Thông thường ổ C thường nằm ở trên cùng và ở mục Type nó hiện là System. Sau khi chọn phân vùng xong các bạn nhấn vào Format xóa hết dữ liệu trên phân vùng đó nhằm tránh các lỗi không mong muốn trong quá trình cài đặt.
Lưu ý: Nhìn ký dung lượng và loại phân vùng để lựa chọn phân vùng chính xác nếu không sẽ mất hết dữ liệu.
Nhấn OK để chấp nhận Format
Format xong rồi ấn Next để tiếp tục cài đặt.
Bước 10: Quá trình cài đặt Win 10 bắt đầu. Tốc độ cài đặt tùy thuộc vào cấu hình máy tính của bạn và tốc độ đọc ghi dữ liệu của USB và ổ cứng.
Sau khi cài đặt xong, máy tính sẽ tự động khởi động lại để sang bước thiết lập.
Thiết lập Windows 10
Bước 11: Máy tính sẽ tiến hành thực hiện một số cài đặt Windows 10 để bạn có thể thiết lập. Vui lòng chờ đợi trong ít phút để quá trình hoàn tất.
Bước 12: Lựa chọn khu vực mà bạn sinh sống. Ở đây mình sẽ chọn Vietnam và nhấn Yes để đồng ý. Bạn có thể lựa chọn khu vực nào tùy thích ví dụ như United States chẳng hạn.
Bước 13: Tiếp tục lựa chọn phương thức nhập bàn phím một lần nữa. Chúng ta vẫn chọn US và nhấn YES để đồng ý.
Bước 14: Nếu bạn muốn cài đặt thêm một phương thức nhập bàn phím nào khác thì nhấn vào Add layout. Còn không thì nhấn Skip để sang bước tiếp theo.
Bước 15: Xuất hiện câu hỏi How would you like to set up? Do đây là máy tính cá nhân của mình nên mình sẽ lựa chọn là Set up for personal use.
Bước 16: Đăng nhập vào tài khoản Microsoft của bạn, nếu chưa có thì nhấn vào Create account để tạo hoặc có thể Offline account để bỏ qua. Một lưu ý nhỏ là khi bạn đăng nhập vào tài khoản Microsoft thì sau khi cài Win 10 bằng USB xong thì máy tính sẽ luôn yêu cầu bạn nhập mật khẩu hoặc mã PIN để có thể mở máy. Còn khi bạn chọn Offline account thì không không cần thiết lập mật khẩu mở máy.
Nếu bạn chọn đăng nhập bằng tài khoản Microsoft thì gõ tài khoản và mật khẩu của bạn để đăng nhập.
Sau đó máy tính sẽ yêu cầu thiết lập mã PIN. Mã PIN là mã mà bạn có thể sử dụng nó để mở khóa máy tính thay cho việc nhập mật khẩu. Điều này sẽ giúp bảo mật tài khoản Microsoft được tốt hơn.
Nhấn vào Create PIN để lập mã Pin.
Nếu bạn nhấn chọn Offline account thì ở bước này chúng ta sẽ tạo Local Account.
Máy tính sẽ hỏi bạn là “Who’s going to use this PC?” (Ai sẽ sử dụng PC này?). Bạn hãy nhập tên của bạn vào rồi nhấn Next.
Nhập mật khẩu của bạn vào, bạn có thể để trống rồi nhấn Next.
Nếu bạn sau này lỡ đăng nhập tài khoản Microsoft mà muốn xóa mật khẩu thì hãy xem bài viết hướng dẫn xóa mật khẩu Win 10, tắt password Windows 10 chi tiết.
Bước 17: Link your phone and PC là một tính năng mới khi bạn cài Win 10 từ USB. Nếu bạn nhập số điện thoại của bạn vào ô trống rồi nhấn Send thì nó sẽ gửi cho bạn một địa chỉ cài đặt ứng dụng. Khi bạn cài đặt ứng dụng này lên điện thoại thì bạn có thể chia sẻ hình ảnh, tin nhắn,… giữa điện thoại và máy tính. Ở đây mình không muốn sử dụng tính năng này nên sẽ nhấn vào Do it later.
Bước 18: Đến bước này nó có muốn hỏi bạn có muốn đồng bộ máy tính với tài khoản OneDrive không. Nếu bạn muốn đồng bộ thì nhấn Next, còn không thì nhấn vào Only save files to this PC.
Bước 19: Nhấn vào Yes để sang bước kế tiếp.
Bước 20: Thiết lập một số quyền riêng tư trên máy tính của bạn. Khi thiết lập xong thì nhấn Accept để hoàn tất.
Bước 21: Quá trình cài Win 10 bằng USB hoàn tất. Giao diện của Windows 10 sau khi cài đặt xong thì nó sẽ như hình dưới. Bây giờ bạn có thể sử dụng hệ điều hành này và khám phá các tính năng của nó.
Lưu ý nếu bạn cài Win 10 trên ổ HDD thì sau khi cài đặt xong và sử dụng bạn có thể gặp phải lỗi full disk 100% gây khó chịu. Nếu bạn gặp phải lỗi này thì có thể tham khảo bài viết tại đây để tiến hành khắc phục.
Lời kết
Trên đây mình đã hướng dẫn xong cho các bạn cách cài Win 10 bằng USB từ A đến Z mới nhất 2021. Rất đơn giản phải không nào! Sau khi cài Win 10 xong thì việc tiếp theo chúng ta nên làm để sử dụng Win 10 đầy đủ chức năng nhất là kích hoạt bản quyền. Có nhiều cách active win 10 miễn phí, các bạn có thể truy cập vào đây để có thể kích hoạt bản quyền Windows 10 dễ dàng nhất.
Ngoài cách này bạn cũng có thể thực hiện việc cài Windows 10 bằng cách ghost win 10 theo chuẩn UEFI hoặc ghost file .GHO. Việc thực hiện ghost sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc cài win nên các bạn hãy cân nhắc để sử dụng.
Chúc các bạn thành công!
Leave a Reply